Lượt xem: 4637
Cầu chì trung thế là cầu chì có điện thế định mức từ 1,000V đến 36,000V, dùng để bảo vệ máy biến áp, máy biến dòng, động cơ…
Có 3 loại cầu chì trung thế là Back Up, General Purpose và Full Range.
Back Up: là loại cầu chì dùng riêng cho động cơ và các thiết bị hút dòng cao khi khởi động. Bởi vì dòng điện khởi động của các thiết bị này cao hơn từ 3-5 lần dòng điện định mức. Cầu chì dòng này sẽ không đứt nếu dòng điện tăng với mức như thế trong khoảng thời gian ngắn (4-5s), nếu lâu là hiện tượng quá tải, cầu chì sẽ đứt.
Hiện tại thì đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
General Purpose (tạm dịch: chức năng cơ bản): là dòng cầu chì thông thường, chỉ có bảo vệ ngắn mạch.
Full Range (tạm dịch: đa chức năng): là dòng cầu chì vừa có thể bảo vệ quá tải và bảo vệ quá dòng.
I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
1. Điện thế định mức:
Đây là thông số thể hiện điện thế mà cầu chì hoạt động chính xác. Trên thân cầu chì sẽ thể hiện 2 mức điện thế, VD: 3/7.2kV, 10/17.5kV, 10/24kV... Cầu chì thể hiện những đặc tính tốt nhất khi sử dụng ở mức điện thế sau, VD: cầu chì ghi 10/24kV thì hoàn toàn dùng được cho mức điện thế từ 10kV đến 24kV, tuy nhiên, cầu chì sẽ cắt chính xác thời gian ở mức điện áp 24kV.
2. Dòng điện định mức:
Đây là dòng điện tối đa đi qua cầu chì mà không làm đứt cầu chì.
3. Striker
Là một thanh sắt dài 30mm, đường kính 15mm. Nó sẽ bung ra khi cầu chì bị đứt, mục đích là báo hiệu cho người dùng và tác động relay (nếu có). Lực đẩy của striker thông thường là 50N, 80N hay 100N (tùy từng nhà SX và mục đích sử dụng).
4. Breaking capacity I1
Khả năng chịu được dòng ngắn mạch của cầu chì, nếu dòng điện ngắn mạch lớn hơn mức này thì cầu chì sẽ nứt hoặc nổ. Đơn vị tính là kA.
5. Minimum breaking current I3
Đây là thông số chỉ có ở cầu chì Back Up, thể hiện dòng điện mà cầu chì sẽ cắt khi quá tải.
Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 60282-1
Điện áp định mức: 24kV
Dòng điện định mức: 6.3, 10, 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100A.
Vui lòng chờ